Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn

·
StreetLib
4.5
19 reviews
Ebook
240
Pages

About this ebook

Tôi đọc cuốn Chiến lược của mẹ làm thay đổi đời con thấy rất hay nên tìm đọc cuốn này. Đây là cuốn sách đầu tiên của Ibuka Masaru về giáo dục trẻ thơ, trong đó ông chủ trương giáo dục trẻ em ngay từ khi trẻ mới lọt lòng cho đến 3 tuổi, bởi vì đợi đến mẫu giáo đã là quá muộn.


Tại sao đợi đến mẫu giáo đã là quá muộn?


"Ví dụ, anh Kamak dạy tiếng Anh trên kênh NHK, là một người rất giỏi tiếng Pháp. Nhưng thực ra cho đến cấp 3 khi bắt đầu học môn tiếng Pháp, anh không hề có kiến thức gì về tiếng Pháp cả. Nhưng khi bắt đầu học, anh thấy học rất dễ dàng, từ đầu đã được giáo viên khen là phát âm tốt, cuối cùng đạt đến độ xuất sắc về tiếng Pháp. Thấy kỳ lạ quá anh thắc mắc hỏi mẹ thì hóa ra là trước 3 tuổi anh theo học suốt nửa năm ở trường mẫu giáo của một bà xơ người Pháp. Như vậy, dù bản thân người đó không nhớ gì, thì khi tiếp xúc với ngôn ngữ thuở ấu thơ, những đường rãnh tế bào còn in sâu trong não vẫn được kích thích, nhờ thế khi học lại thứ tiếng đó, não bộ đã dễ dàng tiếp thu mà không phản kháng gì."


Liên kết giữa các tế bào não được quyết định trong giai đoạn trẻ từ 0 đến 3 tuổi


"Một bộ não thông minh tùy thuộc nào khả năng liên kết và giao tiếp giữa các tế bào não với nhau. Vậy sự liên kết giữa các tế bào não này được quyết định đến khi trẻ mấy tuổi? Nghiên cứu gần đây nhất cho thấy điều đó được quyết định trong giai đoạn trẻ từ 0 đến 3 tuổi. Bộ não của con người có khoảng 14 tỉ tế bào não, khi đứa trẻ vừa mới được sinh ra thì bộ não vẫn giống như một trang giấy trắng và các tế bào não hầu như chưa hề có sự liên kết với nhau. Lúc này, tế bào trong não chỉ là những cá thể đứng riêng rẽ và không hề có hoạt động gì.


Đương nhiên là qua 3 tuổi thì không có nghĩa là não của trẻ sẽ không phát triển nữa. Sự khác nhau giữa việc hình thành đường kết nối giữa các tế bào não ở giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi và sau 3 tuổi có thể được hình dung dễ dàng như sau: Ở giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi, sự hình thành này giống như là ổ cứng của một chiếc máy vi tính, nghĩa là nó là bộ phận cốt lõi, quan trọng nhất; còn sự hình thành ở giai đoạn sau 3 tuổi thì giống như phần mềm của chiếc máy vi tính, nghĩa là nó chỉ là bộ phận chỉ ra cách sử dụng cho chiếc máy tính mà thôi."


Nếu bỏ lỡ thời kỳ ấu thơ thì sau này bản thân đứa trẻ cố gắng bao nhiêu đi nữa cũng bộc lộ những khác biệt về “nền tảng giáo dục”


"Phần trước tôi đã khẳng định “nền tảng giáo dục” là khuôn mẫu cách sống được trang bị từ thời thơ ấu. Chắc sẽ có một số người phản bác lại quan điểm đó và cho rằng “Không phải như thế. Quy tắc cơ bản của con người là thứ mà sau này cùng với quá trình trưởng thành sẽ được học và lúc đấy mới hình thành”. Thực ra, ban đầu, bản thân tôi cũng nghĩ vậy. Thế nhưng, lớn lên mới học ngoại ngữ sẽ có sự khác biệt rõ rệt so với việc từ khi sinh ra đã được nghe và lớn lên cùng ngôn ngữ đó. Việc dạy các quy tắc trong cuộc sống cũng như vậy.


Theo lời giảng viên danh giá trường Đại học Jochi – Nhà tâm lý học lâm sàng Shimoyama Tokuji, có một thực tế kỳ lạ là so với những người từ bé đã lớn lên trong môi trường giáo dục tốt thì số những người lớn lên rồi cố gắng nỗ lực để học hỏi, cũng có một số vô cùng lỗi lạc nhưng cũng có một số kiểu gì cũng có vấn đề về mặt nhân cách. Mỗi lần chứng kiến có những người nếm đủ chua ngọt cuộc đời rồi nhưng vẫn sai lầm đi chệch lối, làm những việc đáng tiếc, tôi đều không khỏi nghĩ rằng: “Hóa ra dù có tài giỏi như thế, hiểu biết như thế, từng trải như thế, nhưng đúng là ngay chính bản thân người đó vẫn có vấn đề mà chính họ cũng không nhận ra”.


Những đứa trẻ ham tập bò thường có khả năng về ngôn ngữ


"Một số bà mẹ khi thấy con chậm biết đi thường lo lắng, không biết con mình có bị khuyết tật gì không. Một số khác lại rất tự hào khi thấy con mình biết chững và đi sớm.


Tuy nhiên, tôi phải nói rằng, nếu vì vậy mà bạn rút ngắn giai đoạn tập bò, tập cho con đứng và đi sớm thì quả là sai lầm. Nếu bạn rút ngắn giai đoạn tập bò, phần quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sẽ bị thiếu, gây ảnh hưởng xấu cho trẻ sau này.


Đứa trẻ mới sinh có cổ rất mềm vì các cơ ở cổ chưa phát triển hoàn thiện. Khi bé khoảng 3 tháng tuổi các cơ cổ hoàn thiện, gọi là giai đoạn “cổ cứng”, có thể bồng không đỡ sau đầu thì cổ bé vẫn giữ thẳng được. Tầm 4 tháng tuổi bé có thể nâng cao cổ lên. Đây là một tiêu chuẩn để đánh giá sự phát triển của trẻ mà các bác sĩ nhi khoa sử dụng.


Ngoài ra, động tác giữ cổ ngẩng cao này còn có mối quan hệ mật thiết với việc tập bò sau này của bé. Như các bạn đã biết, khi em bé bò, bé phải cố gắng để giữ cổ ngẩng cao. Hơn thế nữa, khác với việc ngẩng cổ khi nằm ngửa ngủ, khi bò, bé phải nâng cổ sao cho phần sau của đầu hướng ngược lại ra sau. Do đó, bò có mối quan hệ cực kỳ mật thiết tới sự phát triển của phần đầu sau. Là quá trình trưởng thành không thể thiếu đối với sự phát triển của não và đầu."


Không cần dùng ngôn ngữ trẻ con với trẻ


"Một lần tình cờ ngồi ăn trong nhà hàng tôi bắt gặp một câu chuyện thế này. Bàn bên cạnh bàn tôi có một bà mẹ trẻ cùng cậu con trai 2 tuổi. Khi người phục vụ đem đồ ăn đến, cậu bé đã nói lại với người phục vụ câu nói giống như trên chương trình quảng cáo. Tôi lấy làm lạ bèn quay sang hỏi thì mẹ cậu bé giải thích rằng, vì cậu bé đã nhớ những lời quảng cáo trên tivi của món ăn này, nên cứ hễ gặp món này là cậu ta lại bắt chước nói theo.


Người lớn chúng ta thường sẽ quên ngay lời quảng cáo trên tivi hay radio, nhưng trẻ con lại có thể nhớ một cách rất chính xác những câu quảng cáo dài của chương trình đó.


Trẻ ở giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi còn chưa nói sõi nên chúng ta thường hay có thói quen dùng ngôn ngữ trẻ con ví dụ như "con cún” thay vì nói "con chó", "xơm mẹ một cái nào" thay vì dùng từ "thơm". Thế nhưng bạn thấy đấy tivi hay đài phát thanh đâu có dùng ngôn ngữ trẻ con để nói đâu nào, nhưng trẻ nhỏ tầm 2 tuổi vẫn có thể nhớ chính xác những nội dung không quá phức tạp.


Đương nhiên là khi trẻ bắt đầu bập bõm biết nói sẽ chỉ phát âm được những từ còn ngọng như "pà" thay vì nói là "bà", bởi vì giai đoạn này cơ quan phát âm của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, nên dù trẻ muốn nói từ đó chính xác nhưng miệng chưa thể phát âm chuẩn được. Chính vì khi thấy trẻ nói ngọng chưa thành tiếng rõ ràng như thế, mà nhiều người lớn chúng ta lại vô tình định kiến rằng mình cũng cần phải nói chuyện với trẻ bằng ngôn ngữ trẻ con thì trẻ mới hiểu. Mọi người không biết rằng khi làm như thế ở giai đoạn trẻ từ 0 đến 3 tuổi này là vô tình ta đã làm mất đi chức năng hình thành khả năng nói tiếng chuẩn ở trong não bộ của trẻ, để sau này lớn lên trẻ sẽ rất khó sửa tật nói ngọng của mình."

*​

Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn và Chiến lược của mẹ thay đổi đời con là 2 cuốn mà bất cứ ai cũng nên đọc, vì mỗi chúng ta, rồi sẽ đến lúc phải trực tiếp dạy dỗ con, em, cháu mình.

Ratings and reviews

4.5
19 reviews
Hoang Manh
October 21, 2023
ngu
Did you find this helpful?

About the author

Ibuka Masaru (1908 - 1997) sinh ra ở Tochigi, một tỉnh nằm ở phía bắc Tokyo. Ông tốt nghiệp khoa Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Waseda. Năm 1946, ông đã sáng lập ra công ty Công nghệ viễn thông Tokyo (Tokyo Tsushin Kogyo), tiền thân của công ty điện tử Sony. Năm 1950, với cương vị chủ tịch, ông đã xây dựng, phát triển công ty Sony trở thành công ty điện tử nổi tiếng trên thế giới. Năm 1969, ông thành lập “Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục trẻ tuổi ấu thơ” và giữ chức chủ tịch. Ông đã dành rất nhiều tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục trẻ thơ.

Rate this ebook

Tell us what you think.

Reading information

Smartphones and tablets
Install the Google Play Books app for Android and iPad/iPhone. It syncs automatically with your account and allows you to read online or offline wherever you are.
Laptops and computers
You can listen to audiobooks purchased on Google Play using your computer's web browser.
eReaders and other devices
To read on e-ink devices like Kobo eReaders, you'll need to download a file and transfer it to your device. Follow the detailed Help Center instructions to transfer the files to supported eReaders.